Thực sự mỗi lần Update số liệu cho Vinamilk, GoValue lại phải đi tìm những “mỹ từ” khác cho doanh nghiệp này.
Nếu bạn là sinh viên khối ngành kinh tế – tài chính chắc sẽ không khỏi xa lạ với Vinamilk.
Ngay từ năm nhất đại học VNM được mang ra làm ví dụ cực kỳ nhiều bởi tính minh bạch, chắc chắn và luôn có hướng phát triển rõ ràng của doanh nghiệp.
Đúng Đại thi hào Nguyễn Du đã nói:
“Trăm năm Kiều vẫn là Kiều”
Nếu bạn đang tìm một doanh nghiệp ổn định, đủ sức chống chọi với sự bất ổn của dịch bệnh và có thể tự tin hạ giá vốn nếu giá cổ phiếu giảm sâu thì đó phải là Vinamilk.
Lưu ý: Tác giá có thể đang sở hữu cổ phiếu được nêu trong bài viết này.
Mình cầm VNM mấy tháng vừa r ko được gì trong khi các mã khác có mã chốt đc đến 80% :))
VNM thuộc danh mục “Income” không phải “Growth” nên giá sẽ biến động nhỏ hơn 🙂
Nếu trong dài hạn mà VNM có thể chinh phục được thị trường Trung Quốc thì mình nghĩ tăng không ngán bất kì cổ phiếu tăng trưởng nào.
ok Dũng. Mình nói vui vậy thôi chứ cũng vào 20% nav cho VNM rùi :))
He he, waiting for love.
Đối với nđt cá nhân thì đầu tư vào GTN hay VNM thì tiềm năng hơn ?
Tùy vào thời gian bạn nắm giữ nha bạn, nếu tính bằng năm thì “VNM is the best”.
Con này mình cũng rất thích mua để nắm giữ dài hạn. Tiếc là ko vợt được nó hôm 29/1
Ước j lúc nước sôi lửa bỏng. GV-Team có cái zalo hô anh em một phát thì tốt ^_^
Không vội đâu nha bạn Trung, GoValue đang đợi thời điểm thích hợp hơn, khi thị trường tâm lý ổn định trở lại mới nghĩ tới việc giải ngân lại.
Cảm ơn Dũng
Nhưng Dũng có thể giải thích cho mình là tại sao lại ko nhanh tay vợt khi nó xuống giá thấp mà lại đợi thị trường tâm lý ổn định rồi mới giải ngân. Lúc thị trường tâm lý ổn rồi thì chẳng phải giá của nó cũng phục hồi phần nào rồi ko nhỉ?
Vì thị trường đang phục hồi và bạn đang tiếc tại sao mình không bắt đáy… mình đặt thử trường hợp nếu VNM tiếp tục xuống 80 70 thì bạn sẽ lại thấy hớ khi mình bắt đáy hơi sớm.
Không việc gì chúng ta phải mạo hiểm đi đo độ “crazy” của thị trướng cả, việc giải ngân vào thời điểm thị trường biến động quá lớn (2-3%/phiên) là cực kỳ rủi ro.
Theo kinh nghiệm của GoValue là hãy chờ đợi thị trường điều chỉnh và đi ngang khoảng 2 – 3 tuần (ổn định tâm lý) sau đó mới giải ngân.
Đừng thấy xanh là đúng, đỏ là sai trong ngắn hạn nha bạn.
Thanks Dũng, thanks gv team đã chia sẻ kinh nghiệm!
F0 sẽ nghiền ngẫm và trải nghiệm 😂
Mình giải thích thêm ý của bạn Dũng,
Mình nghĩ ko chỉ riêng bạn @nguyenvantrung mà chắc hẳn có nhiều bạn tiếc sao Govalue ko đưa ra bài viết này vào trước đợt 29/01 vừa qua để có thể hốt VNM với giá dưới 100K.
Tuy nhiên các bạn phải hiểu rằng định hướng của govalue = đầu tư giá trị cổ phiếu = đầu tư dài hạn. Tức là các bạn sẽ mua các cổ phiếu bị định giá thấp trên thị trường trong một xu hướng rõ ràng, chứ ko phải biến động với biên biến động quá cao (Chênh lệch tới 20% trong 1 phiên như đợt vừa qua).
Rõ nét nhất là bùng dịch đợt 1 (tháng 3-4/2020) bạn sẽ thấy rõ xu hướng đi xuống rất rõ ràng. Lúc đó mới là thời điểm thích hợp mua vào.
Ý bạn Dũng là nếu bạn thấy thị trường có xu hướng đi xuống rõ thì mới nên mua. Ko phải biến động nhất thời là bạn mua, nếu có mua thì bạn cũng dành khoảng 5 – 10% tổng vốn đầu tư để mua vào, tránh mua hết trong 1 thời điểm.
Trong phong cách đầu tư giá trị thì không có thuật ngữ bắt đáy, mà chỉ có thuật ngữ mua cổ phiếu giá trị thấp hơn giá trị thực của nó, và bán ra khi thị trường đẩy giá nó lên vượt xa giá trị thực.
Rất rất tuyệt vời! Cảm ơn bạn Thai Lee!
Mình lại cho rằng VNM ko phù hợp vs nđt cá nhân do tính chất M&A phức tạp của nó. Chắc chắn khi đầu tư vào VNM nhà đầu tư ko thể bỏ qua khoản lợi thế thương mại vào GTN dc, cần có những bằng chứng rõ ràng cho việc lợi thế thương mại dc phân bổ trong 10 năm sẽ tương ứng với tốc độ tăng trưởng doanh bền vững trong cùng khoảng thời gian. Có như vậy khoản đầu tư từ M&A mới mang lại giá trị cho cổ đông
Cám ơn ý kiến của bạn Long nha, respect!
Mình vẫn cho là khoảng 3,500 tỷ cho thương vụ M&A với GTN không đáng kể so với 17k tỷ tiền gửi ngân hàng của VNM. Hơn nữa đây là M&A 1 doanh nghiệp trong ngành, mở rộng chuỗi giá trị và có cao nguyên Mộc Châu chiến lược đánh chuẩn bị cho thị trường Trung Quốc thì rất đáng.
Mình cũng tán thành việc M&A trong ngành. Tuy nhiên, lợi thế thương mại phải tương xứng vs tốc độ tăng trưởng để xứng đáng vs khoản giá cao kia. Cái thứ 2 mà mình nghĩ GV team cần theo dõi là hành vi của BOD, chính vì có khoản tiền quá lớn trong bối cảnh tăng trưởng bão hoà mới dẫn tới hành vi M&A, 1 khoản M&A thành công ko có nghĩa khoản sau cũng thế. Ấy là quả ngọt từ GTN vẫn chưa thấy đâu đó.
Cám ơn bạn Long, GoValue sẽ lưu ý tới điểm này.